Loạn thị là gì?

Ngày cập nhật: 2017-08-02 12:08:44

Thông thường, ở mắt chúng ta, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì sẽ được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, ở những mắt bị loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho những người bị loạn thị nhìn thấy hình ảnh không được rõ ràng và bị nhòe.

Người bị loạn thị thường nhìn thấy mờ, đôi khi còn kèm theo biến dạng hình ảnh ở mọi khoảng cách. Có nhiều loại loạn thị tùy thuộc vào phối hợp của loạn thị với cận thị và viễn thị, có loạn cận đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn đơn thuần, loạn viễn kép và loạn thị hỗn hợp. Trẻ được chẩn đoán loạn thị cần đeo kính thường xuyên để tránh nhược thị.

Nguyên nhân gây loạn thị

Trên thực tế, loạn thị không được xác định rõ nguyên nhân, nhưng theo các chuyên gia, di truyền là một yếu tố lớn. Trong hầu hết các trường hợp, loạn thị thường xuát hiện lúc mới sinh. Đôi khi, loạn thị phát triển sau khi một chấn thương mắt, bệnh tật hoặc sau phẫu thuật. Đặc biệt, loạn thị không gây ra hoặc làm nặng hơn bằng cách đọc trong ánh sáng kém, ngồi quá gần với truyền hình hoặc nheo mắt.

Có hai loại chính của loạn thị là:

  • Loạn thị giác mạc: Một loại loạn thị khi giác mạc biến dạng
  • Loạn thị dạng thấu kính.

Yếu tố nguy cơ gây loạn thị

Loạn thị có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển loạn thị cao hơn nếu:

  • Tiền sử gia đình loạn thị hoặc có các rối loạn mắt khác chẳng hạn như thoái hóa giác mạc…
  • Bị sẹo mắt hoặc mỏng giác mạc.
  • Cận thị quá mức (nhìn xa mờ) hoặc viễn thị (nhìn gần mờ).
  • Đã từng phẫu thuật mắt, chẳng hạn như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
  • Nguy cơ phát triển loạn thị tăng lên nếu mẹ của bạn hút thuốc khi đang mang thai.Triệu chứng của bệnh
  • Các triệu chứng của loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người, có khi một số người không gặp bất cứ triệu chứng nào. Nhưng loạn thị thông thường sẽ có những triệu chứng sau:

  • Nhìn mờ ở mọi khoảng cách (gần hoặc xa).

  • Khó nhìn thấy vào ban đêm.
  • Mỏi mắt
  • Nheo mắt
  • Kích ứng mắt
  • Đau đầu
  • Điều trị loạn thị

    Trong trường hợp nhẹ, loạn thị có thể không cần phải điều trị. Nhưng trong những trường hợp nặng hơn, các bác sỹ nhãn khoa sẽ tiến hành những biện pháp sau:

    Điều chỉnh kính

    Kính mắt hoặc kính áp tròng theo quy định của chuyên viên đo mắt hoặc bác sỹ nhãn khoa là biện pháp phổ biến nhất được lựa chọn.

    Orthokeratology (Ortho-K)

    Ortho-K  là phương pháp điều trị có sử dụng kính áp tròng cứng được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm, nó có khả năng làm thay đổi hình dáng của giác mạc trong khi bạn ngủ, vì vậy bạn có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật khi thức dậy.Tình trạng này sẽ duy trì được suốt cả ngày mà không cần sử dụng thêm bất kỳ một loại kính nào khác. Cứ như vậy, trước khi đi ngủ bạn sẽ lặp lại quy trình gắn Ortho-K vào ban đêm để có thị lực tuyệt vời vào ngày hôm sau.

  • Phẫu thuật

    Đối với trường hợp nặng của loạn thị, các bác sỹ có thể tiến hành phẫu thuật khúc xạ. Đây là loại phẫu thuật sử dụng tia lazer hoặc dao nhỏ để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Ba ca phẫu thuật phổ biến cho loạn thị là tia laser tại chỗ keratomileusis (LASIK ), keratectomy chiết quang (PRK), và keratotomy xuyên tâm (RK).

    Tuy nhiên, những phương pháp trên đều có thể gặp những rủi ro nhất định. Do đó có một cách an toàn, hiệu quả mà không để lại bất kỳ hậu quả đáng tiếc nào đó là sử dụng những sản phẩm chứa chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm sóc và bảo vệ mắt như: Chondroitin sulfat ( sụn vi cá mập), Bilberry extract ( chiết xuất từ quả Bilberry), Curcuminoid ( chiết xuất từ nghệ vàng), Kẽm.